Nguyễn Thị Thật (trái) gây ấn tượng khi giành chiến thắng ở chặng 1 tại Thái Lan (Ảnh: ThaiCycling).
Ở giải đấu diễn ra trên đất Thái Lan, Việt Nam có hai đội tham dự gồm tuyển Việt Nam gồm Nguyễn Thị Thật, Nguyễn Thị Thi, Nguyễn Thị Thu Mai, Trần Thị Thùy Trang và Lâm Thị Kim Ngân và đội tuyển xe đạp nữ Biwase Bình Dương gồm Bùi Thị Quỳnh, Lê Thị Huyền, Quách Thị Phương Thanh, Trần Thị Thúy Vân, Trần Huỳnh Ánh Vân. Lộ trình chặng một từ tỉnh Phitsanulok đến Sukhothai, dài 112,7km.
Với sự hỗ trợ tốt của các đồng đội, cua-rơ Nguyễn Thị Thật luôn có mặt ở nhóm đầu. Trong khoảng 20km cuối chứng kiến đội đua của các nước thực hiện màn nước rút nhằm bứt tốp để về đích.
Khi còn cách đích khoảng 2km, chủ nhà Thái Lan đẩy tốc độ cao để đưa tay đua chủ lực Jutatip về nước rút. Tuy nhiên, Nguyễn Thị Thật đã chứng tỏ sức bền tuyệt vời khi vượt qua mọi đối thủ để cán đích trước Jutatip khoảng 10m để giành chiến thắng chặng. Về đích thứ ba là tay đua Claudia Marcks người Australia.
Nguyễn Thị Thật vượt qua tay đua chủ nhà Thái Lan để về nhất ở chặng 1.
Sau chặng một, Nguyễn Thị Thật mặc cả Áo Vàng (được trao cho người dẫn đầu trong bảng tổng sắp chung cuộc) lẫn Áo Xanh (dành cho tay đua có thành tích về nước rút tốt nhất trong mỗi chặng). Ngày mai 9/4, cô cùng các đồng đội sẽ đua chặng 2 quanh công viên Sukhothai Historica dài 95,5km.
Nguyễn Thị Thật, sinh năm 1993, trong gia đình có ba chị em gái tại thành phố Long Xuyên, An Giang. Ban đầu, cô gái 31 tuổi theo nghiệp điền kinh nhưng sau chuyển sang tập xe đạp cùng em gái Nguyễn Thị Thà.
Nguyễn Thị Thật bắt đầu thi đấu đỉnh cao nội dung đường trường với Cúp Truyền hình An Giang từ năm 2010. Sau đó, cô giành huy chương đồng SEA Games 2013 - giải đấu quốc tế lớn đầu tiên.
Một năm sau, cô đoạt huy chương bạc Asiad tại Hàn Quốc, rồi giành 5 huy chương vàng SEA Games liên tiếp 2015, 2017, 2019, 2021 và 2023. Đỉnh cao của Nguyễn Thị Thật là huy chương vàng châu Á các năm 2018, 2022 và 2023.
" alt=""/>Tay đua Nguyễn Thị Thật chiến thắng ngoạn mục ở đường đua Thái LanHLV Park Chung Gun (trái) từng giúp xạ thủ Hoàng Xuân Vinh (phải) giành 1 HCV và 1 HCB ở Olympic 2016 (Ảnh: NVCC).
Trong hơn 10 năm gắn bó, ông đưa học trò Hoàng Xuân Vinh đoạt 1 HCV, 1 HCB Olympic 2016, giúp Phạm Quang Huy đoạt 1 HCV Asiad (đều là những tấm HCV đầu tiên trong lịch sử bắn súng ở sân chơi lớn).
Gần nhất, tại Olympic Paris 2024, ông giúp bắn súng Việt Nam có 2 vé tham dự gồm xạ thủ Trịnh Thu Vinh và Lê Thị Mộng Tuyền.
Sau khi ông Park Chung Gun rời đi, Cục TDTT sẽ gấp rút tìm chuyên gia mới cho đội bắn súng. Chia sẻ với Dân trí, Cục trưởng Đặng Hà Việt khẳng định phía Cục TDTT đang làm việc với Liên đoàn bắn súng Hàn Quốc để tìm người phù hợp thay thế ông Park Chung Gun dẫn dắt đội tuyển bắn súng Việt Nam.
"Phía Cục TDTT đã chỉ đạo Liên đoàn bắn súng Việt Nam làm việc với phía Hàn Quốc để tìm một chuyên gia khác thay thế ông Park Chung Gun", ông Đặng Hà Việt khẳng định.
Tạm thời trước khi tìm kiếm chuyên gia mới, bộ đôi xạ thủ lão luyện gồm nhà vô địch Olympic Hoàng Xuân Vinh và nhà vô địch SEA Games Trần Quốc Cường sẽ giữ vai trò đồng HLV đội tuyển bắn súng Việt Nam, phụ trách nội dung súng ngắn hơi.
Đáng chú ý, trong tờ trình đề xuất ký hợp đồng với chuyên gia Park Chung Gun trước đó, Cục TDTT giao cho chuyên gia Hàn Quốc các mục tiêu: 3 HCV SEA Games 33, 2 HCV Asiad 20, 2 suất tham dự và 1 HCV Olympic 2028.
Ông Park Chung Gun từng khẳng định với Dân trínhững mục tiêu nói trên là chưa hợp lý và thiếu tính thực tế, bởi bắn súng là môn thể thao không thể đảm bảo được kết quả ngay cả khi tất cả mọi người, trong đó có Cục TDTT và đội tuyển bắn súng Việt Nam cùng nhau hợp tác, đầu tư nhiều thời gian và công sức.
Sau khi chia tay chuyên gia Park Chung Gun, chưa rõ Cục TDTT có điều chỉnh mục tiêu cho đội tuyển bắn súng Việt Nam trong thời gian tới hay không.
" alt=""/>Hé lộ người thay thế HLV Park Chung Gun dẫn dắt đội tuyển bắn súng Việt NamCác đội đua đồng đội tính giờ tại Sầm Sơn, Thanh Hóa (Ảnh: H.Q).
Với nội dung đua đồng đội tính giờ, ưu thế thuộc về các đội có lực lượng mạnh, đồng đều, sở hữu trang thiết bị tốt và có sự phối hợp ăn ý trên đường đua.
Nhờ có tay đua rất mạnh Petr Rikunov (người Nga), đội Tập đoàn Lộc Trời An Giang thường xuyên giữ tốc độ trên 50km/h. Petr Rikunov giành chiến thắng chặng, với thành tích 30 phút 44 giây. Đội Tập đoàn Lộc Trời An Giang cũng là đội về nhất.
Đội Dược Domesco Đồng Tháp về nhì, với thành tích 31 phút 05 giây và đội TPHCM Vinama xếp hạng ba, với thành tích 31 phút 23 giây. Petr Rikunov thu ngắn cách biệt so với áo vàng Ivannov Timofei (người Nga, đội TPHCM Vinama) xuống còn 10 giây.
Nguyễn Tấn Hoài (Tập đoàn Lộc Trời An Giang) giữ áo cam (tay đua Việt Nam có thành tích tốt nhất). Còn Phạm Lê Xuân Lộc (đội Quân khu 7) giữ áo trắng dành cho tay đua trẻ xuất sắc nhất. Ngày 11/4, các tay đua tranh tài chặng 8 từ Sầm Sơn (Thanh Hóa) đi Vinh (Nghệ An), dài 152km.
" alt=""/>Sau tai nạn, tay đua người Nga trở lại tranh áo vàng giải xe đạp toàn quốc